Thursday, June 11, 2009

Ảo thuật gia Tony Quang bật mí bí mật nhà nghề

“Để làm nên những màn trình diễn như cổ tích, tôi áp dụng khoa học điện tử, dùng đèn cực tím để hỗ trợ trên nền sân khấu được cấu tạo toàn bộ bằng nhung đen để che những phần có màu trắng cần phải giấu. Sân khấu phải được thiết kế riêng, không để ánh sáng lọt vào cùng với các yêu cầu cao về ánh sáng và kỹ thuật”, ảo thuật gia Tony Quang, tiết lộ.


Liên hoan ảo thuật toàn quốc lần đầu tiên kết thúc vào hôm nay, 17/5. Tuy còn những điều chưa được như mong đợi, song “vạn sự khởi đầu nan” nhất là tại liên hoan này, việc xã hội hóa là điều đáng ghi nhận. Sự xuất hiện các ảo thuật gia hàng đầu như Tony Quang (tức Huỳnh Hữu Quang) cũng mang cho Liên hoan một không khí mới, khiến khán giả có được những giây phút giải trí thật sự thú vị đầy bất ngờ. Trước giờ bế mạc, chúng tôi đã có cuộc trao đổi cùng ông với tư cách vừa là nghệ sĩ, vừa là thành viên Ban giám khảo.


Xin ông một vài đánh giá về thực trạng ảo thuật Việt Nam qua Liên hoan này?


Cho đến nay, cả nước chưa có một trường đào tạo bộ môn ảo thuật, dù đó là phần không thể thiếu trong các chương trình xiếc, nên trình độ của diễn viên chưa cao. Tiết mục còn nghèo nàn, đạo cụ hầu như không có, một vài thứ có thì quá đắt nên việc đầu tư còn gặp khó khăn. Tất cả những cái đó làm cho ảo thuật chưa có vị trí xứng đáng trong đời sống nghệ thuật.


Khán giả từng bị cuốn hút trong các tiết mục rất ấn tượng của ông. Ông có thể bật mí đôi chút về bí quyết nghề nghiệp?


Không có chút gì là thần thánh trong những màn trình diễn ảo thuật, mà hoàn toàn là bộ môn khoa học kết hợp với sự khéo léo, năng khiếu trời cho và niềm đam mê ảo thuật. Để làm nên những màn trình diễn như cổ tích, tôi áp dụng khoa học điện tử, dùng đèn cực tím để hỗ trợ trên nền sân khấu được cấu tạo toàn bộ bằng nhung đen để che những phần có màu trắng cần phải giấu.


Sân khấu phải được thiết kế riêng, không để ánh sáng lọt vào cùng với các yêu cầu cao về ánh sáng và kỹ thuật. Khi diễn, khán giả chỉ thấy trên sân khấu có một mình tôi, nhưng thực ra, có hàng chục người phục vụ đi lại mà không ai biết. Vì thế, khi tôi phẩy tay, một cái ghế xuất hiện, rồi phẩy cái nữa, đã có một thanh niên ngồi trên ghế và khi tôi “cắt” đầu một diễn viên, giơ cái đầu lên, là đều có sự có sự hỗ trợ của ánh sáng để các diễn viên thay đổi vị trí và người phục vụ kịp đưa cho tôi chiếc “đầu” khác y chang của diễn viên nọ. Vấn đề là diễn viên phải hết sức điêu luyện để làm cho khán giả tin là thật.


Ông và diễn viên Lan Đài - bà xã của ông- còn nổi tiếng với tiết mục “Thay đổi thời trang”. Ông có thể bật mí thêm với độc giả?


Tất cả đều có sẵn, nhưng phải được tính toán chi tiết và luyện tập kỹ càng đến mức tinh vi. Không có gì là huyền bí, chỉ là những kỹ xảo nghề nghiệp mà thôi. Ví như diễn viên mặc cùng lúc nhiều bộ khác nhau, rồi có khi tôi phất chiếc khăn trùm lên người Lan Đài, lúc kéo khăn ra thì đã có một bộ đồ dính phía trong khăn phất mà khán giả không hề biết! Hay tôi chỉ cần rắc mấy bông hoa là đã thành một bộ đồ khác trên người Lan Đài!


Ông từng học nghề ảo thuật ở Pháp, Nhật, Đài Loan và Mỹ, từng gặp gỡ nhà ảo thuật lừng danh thế giới David Copperfield. Ông có thể giải thích đôi chút về bí mật mà David Copperfield sử dụng khi “xuyên” qua Vạn Lý Trường Thành hoặc làm “biến” một đoàn tàu trước mắt cả ngàn người?


David đã dùng ánh sáng khoa học và cách che lấp mà khán giả không phát hiện được, nên mọi người nhìn thấy ông ấy đi vào căn phòng mở toang nhưng thực ra rất kín. Trong khi ánh sáng đèn vẫn rọi bóng ông ta trên tường, khán giả tưởng ông ta đang đi xuyên, thì ông ta đã được cẩu sang bên kia tường. Với sự khéo léo điêu luyện, ông ta xuất hiện rất khớp với bóng mình ở bên kia tường để ra mắt khán giả.


Còn để làm biến mất đoàn tàu, người ta cho đào đoạn hầm dài bằng đúng con tàu, cùng với 1 tấm che có kích cỡ tương tự. Khi tấm vải phủ lên, đoàn tàu được đưa xuống hầm và tấm che có màu nhựa đường được đặt lên và mọi người vẫn tưởng đó là đoạn đường thật.


David Copperfield còn có màn trình diễn bay người lên rất ấn tượng. Thực ra, bộ đồ ông ấy mặc được đặt thiết kế riêng, có giá bằng một chiếc máy bay. Quần áo có các bộ phận từ trường và đôi giày phản lực, có nút bấm là bay lên được. Đó chỉ là cách áp dụng kiến thức khoa học mà thôi. Mỗi tiết mục của David Copperfield đều có người lo kịch bản, người lo thiết kế đạo cụ, còn ông ấy chỉ là người thực hiện.


Như vậy, ảo thuật là một “trò chơi” quý tộc?


Đúng, mỗi tiết mục của David Copperfield có giá cả triệu USD, còn mỗi tiết mục như màn Đen, Thôi miên của tôi cũng 300-400 triệu đồng. Một đạo cụ nhỏ như chiếc thùng xếp đâm người này cũng có giá vài cây vàng. Không có kinh phí, rất khó để làm những tiết mục ra tấm ra món.


Không có gì là huyền bí, chỉ là những kỹ xảo nghề nghiệp mà thôi.


Ông cho rằng, để trở thành một ảo thuật gia giỏi, cần các điều kiện gì?


Năng khiếu, niềm đam mê, thông minh sáng tạo và sự khổ luyện. Nếu được học hành chu đáo thì khả năng phát triển chuyên môn càng nhiều. Điều không thể thiếu còn là phương tiện. Đạo cụ góp phần để khán giả tin tiết mục là thật.


Ông đã có những kỷ niệm trăn trở vì đam mê nghề nghiệp?



Lần Đại hội ảo thuật ở TP Hồ Chí Minh, một khán giả bảo tôi: Ông có tài thay 15 bộ y phục trong một lúc, nhưng lại không thay được chiếc sơmi trong cùng. Câu nói chơi của vị khán giả khiến tôi thức trắng 3 đêm vì tự ái nghề nghiệp, để cuối cùng, tôi đã nghĩ ra cách để thay được cả chiếc sơmi trong cùng. Ông khán giả hài lòng khi được xem lại tiết mục đó.
Xin cảm ơn ông!
Theo CAND

4 comments:

  1. Ây dà,cái ông tony Quang này không biết là biết hay giấu nghề vậy.Giải thích như ông thì david copperfield còn gì là ma quỷ của giới ảo thuật nữa chớ.Trò đi xuyên Vạn Lý thực chất là DV.CPF đã ở sẵn bên kia còn người ban đầu là đóng giả.Lúc mấy ông đồng diễn của DV.CPF lôi cái hộp trắng "có chân bên dưới" thì DV.CPF nằm ở dưới rồi.Còn lại DV. đứng trong đó để đèn pha rọi qua đến lúc rọi thẳng vào người thì DV. kéo vải ra-dĩ nhiên cái bóng hoàn toàn trùng với động tác vì lúc đèn pha chiếu thẳng thì đó chính là bóng của DV.Còn cái hình nhô ra từ VLTT là tay của mấy ông đồng diễn cùng DV. thôi.Nhìn kĩ là biết.Tui con biết cả "trò cưa người" và "biến mất trong tòa nhà đặt bom của DV. nưa cơ ai cần biết cứ liên hệ E mail"quanvaaorach_phongcachcuaanh@yahoo.com"

    ReplyDelete
  2. có ai bik làm dây xuyên wa người của anh Hoàng ko?
    8-X

    ReplyDelete
  3. Đề nghị anh đăng 1 cái đĩa ảo thuật lên cho anh em tham khảo
    :8

    ReplyDelete
  4. po' tay ông này nói hơi linh tinh. David Copperfield bay = dây và mấy lần đưa vòng qua thì kô hề chạm vào dây. Nhìn kỹ sẽ thấy. (đoạn cuối dây được căng ra 2 bên mép)

    ReplyDelete