Thursday, June 25, 2009

Nhanh tay, lẹ mắt và thu hút sự chú ý của tâm trí => Ảo Thuật

Nghiên cứu chứng thực rằng, ảo thuật xảy ra chẳng phải ở vị trí đôi mắt ta nhìn mà nằm chính tại nơi tâm trí ta tập trung chú ý tới mới quyết định việc người xem biết được trò phù phép, biến hóa ấy hoàn thành như thế nào hay không mà thôi.

Theo đó, cái nhìn chòng chọc của khán giả chưa thiết yếu bằng cái chỗ họ đang chú tâm vào; bởi thực tế, hai điều này không buộc phải là một.

Thường thì đa phần chúng ta chú ý điểm mình nhắm đến, song không cần lúc nào cũng vậy.

Chẳng hạn, nếu muốn, chúng ta có thể nhìn chằm chằm thẳng băng về phía trước trong khi bản thân lại hướng sự chú ý sang bên cạnh.

Gustav Kuhn và cộng sự đã cho sinh viên xem một băng hình ảo thuật ngắn có màn trình diễn làm biến mất điếu thuốc lá và bật quẹt lửa.

Điếu thuốc lá “tiêu tùng” đâu đó khi nhà ảo thuật thả rơi nó trong lòng bàn tay, trong lúc chính ảo thuật gia định hướng sự chú ý của khán giả vào bàn tay kia.

Đáng ngạc nhiên, báo cáo ghi nhận chuyển động mắt của sinh viên cho thấy, dù có phát hiện điếu thuốc lá rơi hay không (và do đó, biết phương thức tiến hành sự phù phép) cũng chẳng ảnh hưởng tới vị trí định vị của mắt ngay lúc nó rơi.

Việc chớp nháy mắt hay những chuyển động của mắt suốt thời gian điếu thuốc lá rơi cũng không tương thích.


Đúng hơn, định vị điểm nhìn của sinh viên sau khi điếu thuốc lá rơi liên quan với việc họ có thấy nó rơi hay không.

Đặc biệt, những sinh viên nào, sau khi điếu thuốc lá rơi, chuyển động mắt thật nhanh hướng tới bàn tay cầm điếu thuốc lá (bây giờ trống không) thì càng báo cáo mình dễ thấy điếu thuốc lá rơi hơn.


Lý giải khác: những sinh viên nào, sau khi điếu thuốc lá rơi, liếc nhanh hơn vào bàn tay có điếu thuốc lá đã kịp chuyển điểm thu hút sự chú ý (chưa phải đôi mắt nhìn của họ) thì sẽ thấy đúng lúc điếu thuốc lá rơi.

Điều này gắn liền với nghiên cứu trước đây phát hiện sự chuyển động mắt hướng tới một vị trí xác định vốn do một sự chuyển đổi chú ý đã đến trước cùng một địa điểm rồi.

Nghĩa là, để làm trò biến hóa phù phép, nhà ảo thuật xem chừng cần đánh lạc hướng điểm giấu giếm thu hút sự chú ý của khán giả chứ không nhất thiết xử lý vị trí mắt nhìn công khai của khán giả.

Còn chuyện nhiều sinh viên nhận ra điếu thuốc lá rơi thực chất đã chuyển mắt nhìn từ khuôn mặt sang bàn tay của nhà ảo thuật.

Họ vẫn tiếp tục nhìn, sau khi điếu thuốc lá rơi, hướng tới bàn tay có điếu thuốc lá nhanh hơn những sinh viên không thấy nó rơi, song thọat tiên là họ nhìn vào khuôn mặt của ảo thuật gia.

Tuy thế, sự kiện này vẫn nhất quán với lý giải nêu trên, khẳng định cùng với nghiên cứu từng tiến hành rằng, điểm thu hút sự chú ý có thể gồm hai hoặc ba vị trí đã xác định trước khi ta di chuyển mắt.

Xin nói thêm, khi người ta trải qua trạng thái thôi miên mắt mở to tỉnh thức, họ có thể nhìn mà không thấy vì sự chú ý của họ xem ra đã chiếu rọi sâu thẳm xuyên vào nội tâm mình, cảm nhận và nghe thấy các thực tại đầy hình ảnh tưởng tượng.

Khi người ta lo lắng cũng xuất hiện điều tương tự, không phải đang “ở đây” mà xa đến mức họ đặt để sự quan tâm, chú ý của bản thân.

Đối tượng lo lắng kinh niên, mãi không thôi có thể nhận ra cảm giác khuây khỏa, dịu bớt căng thẳng vào lúc một tình huống khẩn cấp xảy đến, bởi vì tình huống ấy khiến họ chú tâm ngay lập tức vào thực tại giúp tạo nên cảm giác sống động trở lại.

Lời cuối, lần tới nếu bạn muốn phát hiện mẹo mực lấp liếm thì cần phải thật lưu tâm chú ý cách thức nhà ảo thuật định hướng tâm trí chứ không phải mắt nhìn của bạn đâu nhé!

No comments:

Post a Comment